Nên cho trẻ học đàn - nhạc cụ nào, ở lứa tuổi nào là phù hợp?
Nên cho trẻ học đàn - nhạc cụ nào, ở lứa tuổi nào là phù hợp?
Chủ nhật - 14/02/2016 12:57
Để phát triển toàn diện cho trẻ thì ngoài những kiến thức phổ thông, chúng ta cũng nên chọn cho trẻ một môn nghệ thuật để làm đẹp tâm hồn và xây dựng nhân cách.
“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Nói là vậy nhưng thời đại bây giờ, bố mẹ nào cũng muốn cho con mình theo học càng nhiều càng tốt, nhất là những kỹ năng mềm. Không ít gia đình đã không tiếc tiền cho con ăn học, bồi dưỡng cả về thể chất lẫn tài năng, chọn cho con em mình những môn năng khiếu với hi vọng cho con em mình có được một sự phát triển toàn diện nhất.
Trong số các môn như nhảy, múa, hội họa, âm nhạc thì có vẻ như âm nhạc luôn được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất.
Chính ở những thời điểm này, nhiều phụ huynh sẽ đặt ra câu hỏi: Nên cho con mìnhhọc đàn ở đâu uy tín - chất lượng? Học ở độ tuổi nào và học loại đàn gì là tốt nhất?
Không ít ý kiến cho rằng cho bé tiếp xúc với âm nhạc sớm chừng nào tốt chừng đó. Quan điểm này không hẳn đã sai nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Điều quan trọng chính là mục đích bạn muốn con mình học đàn là gì? Cho bé giải trí hay hướng cho con học chuyên sâu?
Muốn biết nên cho trẻ học đàn gì thì ta nên xem mục đích của việc cho con đi học đàn để làm gì?
Việc trước tiên là bố mẹ cần xác định mục đích của việc học đàn mà lựa chọn cho con học ở độ tuổi nào và học loại nhạc cụ nào là phù hợp?
Với mục đích học đàn để giải trí, để bé có thể vui chơi cùng âm nhạc sau những giờ học mệt mỏi hoặc để sau này bé có thể tham gia sinh hoạt với bạn bè thì bạn có thể chọn cho bé học đàn organ. Vì chi phí đầu tư cho việc học đàn organ không quá cao, học cũng tương đối dể hơn học đàn piano. Đàn cũng dể dàng cho việc di chuyển, sau này bé có thể mang đàn đi theo để chơi trong các dịp sinh hoạt tập thể.
Nếu bạn muốn hướng con theo chuyên ngành âm nhạc hoặc luyện cho con tính kiên nhẫn và tập trung cao thì học đàn piano là lựa chọn tốt nhất. Vì khi bé chơi được piano rồi thì việc chuyển sang các nhạc cụ khác rất thuận lợi. Việc chơi được 2 tay trên đàn piano luyện cho bé tính kiên nhẫn và tập trung rất cao. Hiện tại thì piano vẫn là nhạc cụ được chọn học nhiều nhất trên thế giới. Và tất nhiện, độ tuổi phù hợp chắc chắn phải sớm hơn so với mục đích cho conhọc nhạcđể giải trí. Thời điểm nào nên cho trẻ học loại đàn nào? Các nước phát triển cho trẻ emhọc nhạckhi bé đủ tuổi đi mẫu giáo. Hát là hoạt động đương nhiên phải có của các ngôi trường mẫu giáo trên thế giới nhưng cách để dạy các thiên thần nhỏ tiếp cận với âm nhạc một cách sâu sắc và tự nhiên nhất bằng cách học chơi các loại nhạc cụ thì không hẳn trường nào cũng thực hiện được. 4 tuổi chính là độ tuổi để bé làm quen với đàn phím vì bé chỉ có thể chơi được loại nhạc cụ này thôi, ví dụ nhưđàn piano hay đàn organ.
Cách giảng dạy âm nhạc với độ tuổi này phải có đặc thù riêng, phương pháp đồng nhất với giáo dục mầm non. Phải tạo cho trẻ một môi trường vừa học vừa chơi để các bé tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên chứ không phải là bắt buộc phải học sẽ khiến tâm lý trẻ không thoải mái. Vì thế việc hướng dẫn trẻ làm quen với kỹ thuật nhạc cụ cũng cần phải có phương pháp phù hợp vì đứa trẻ lên 4 không đủ nhận thức và kiên nhẫn như chúng ta
4 – 5 tuổi là độ tuổi tốt để các bé có thể bắt đầu học đàn pianohay đàn organ (các loại đàn phím). Bởi các bé đã có sự tập trung nhất định, có khả năng ghi nhớ, bàn tay chân bắt đầu có sự khéo léo. Nếu được học piano hay organ ở độ tuổi này hệ vận động tay chân mắt, sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng quan sát, sự tập trung được phát triển cao nhất. Nhưng độ tuổi thích hợp nhất để bé có thể theohọc đànmột cách bài bản nên là từ khi 8 tuổi. Tất nhiên trừ những bé có năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn rất nhỏ, 4 – 5 tuổi đã có thể học và chơi đàn piano hay organ thành thạo.
Để chơi được đàn piano cần có một quá trình tập luyện vất vả và rất dài. Bé dưới 8 tuổi bàn tay đang phát triển nên còn yếu, nếu bố mẹ ép học đàn sẽ là một cực hình với bàn tay của bé. Piano có bàn phím nặng, nếu tay không đủ lực mà vẫn phải học trên bàn phím đàn piano thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các khớp xương trên tay bé. Chính điều đó sẽ làm bé không còn hứng thú khi chơi nhạc.
Vì thế phụ huynh có thể định hướng âm nhạc cho bé nhưng không bắt buộc. Có thể cho bé làm quen với đàn Piano từ khi 5 tuổi, nhưng để học bài bản Piano thì hãy đợi đến khi bé lên 8 tuổi nhé các mẹ.
Hấp thụ nhịp điệu một cách tự nhiên không gò ép giúp trẻ bồi dưỡng tâm hồn của, trí tưởng tượng lại thêm phong phú, sâu sắc hơn, tăng cường khả năng sáng tạo. Đây cũng là cách để con em chúng ta dần hoàn thiện cái Chân-Thiện-Mỹ của một con người, giúp trẻ có một nền học vấn toàn diện cả về thể chất, trí thông minh lẫn nghệ thuật. Đó là những điều tuyệt vời mà âm nhạc mang đến cho các thiên thần nhỏ
6 -7 tuổi là thời gian phù hợp nhất để trẻ có thể làm quen và học đàn Guitar (trừ một vài trường hợp ngoại lệ)
Chơi guitar, người chơi phải bấm ngón trực tiếp lên dây đàn nên đòi hỏi ngườihọc đàn có đôi tay đủ khỏe để học.
Một rào cản lớn nhất của trẻ em nói chung khi học đàn guitar là yếu về thể chất, thiếu kỹ năng vận động và sức mạnh của đôi tay. Chuyển đổi hợp âm trên đàn guitar cần ngón tay nhanh nhẹn, và nhiều trẻ không thể đáp ứng được điều này cho đến khi 8 hoặc 9 tuổi, thậm chí là lớn hơn. Nếu bố mẹ đã quyết đinh cho con học thì cách tốt nhất là nên chọn cho con loại đàn guitar phù hợp với lứa tuổi, khoảng ½ so với cây đàn guitar bình thường
Cho con chọn đàn thay vì bố mẹ là người chọn
Nhiều phụ huynh có tư tưởng muốn cho con học nhiều, biết nhiều nên cái gì cũng bắt con học mà không hề hỏi xem con có thích học hay không.Học nhạc nói chung, không phân biệt làhọc đàn piano, organ hay học đàn guitar đều rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ. Nhưng nó chỉ thật sự tốt khi bé thích học, có năng khiếu và học một cách thoải mái, vui vẻ nhất.
Nếu bé đã không thích học đàn thì cho dù bạn có mất bao nhiêu thời gian để đắn đo suy nghĩ xem nên cho con học đàn piano hay organ cũng bằng không. Ép conhọc là một điều hoàn toàn phản khoa học, chẳng những không đạt được mục đích hỗ trợ phát triển trí tuệ cho bé mà đôi lúc còn làm bé ám ảnh với việchọc đàn. Lúc này bạn nên tìm những địa chỉ học đàn uy tín - chất lượng, những trung tâm dạy đàn nhiều kinh nghiệm và có những phương pháp dạy học nhạc thích hợp với con mình. Bạn có thể cho con tham gia các lớp học thử để xem con có năng khiếu và có thíchhọc nhạc hay không?
Trong trường hợp bé không biết là mình nên chọn cái nào thì lúc này bố mẹ sẽ giúp con lựa chọn. Một trong những cách giúp bố mẹ lựa chọn đó là dựa vào tính cách của con để lựa chọn. Học đàn piano sẽ phù hợp với bé có tình trầm, sống tình cảm, kiên nhẫn và thích hoạt động độc lập. Các bé thích chơi theo nhóm đông, thích sự sôi nổi và không mấy kiên nhẫn có thể học đàn organ hay học guitar.
Tóm lại: Học đàn piano, organ hay học đàn guitar dù với lý do gì: Học để biết, học để dễ "tán gái", học để rèn luyện tính tập trung, học để đỡ nhút nhát hay học để theo đuổi một ước mơ xa xôi hơn, như chuẩn bị cho một hồ sơ du học trong tương lai…thì điểm cộng cho những bé được học đàn là ở tính kỷ luật, tính tổ chức, khả năng tư duy và ít bị stress. Hơn nữa, do có một “tài lẻ” nên bé sẽ tự tin hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn.
Mong rằng những tư vấn trên đây sẽ giúp quý phụ huynh có những quyết định đúng đắn trong việc cho con đi học đàn.