'; return ""; Những điều cần lưu ý khi chọn mua đàn Organ cũ

Trang lưu trữ tài liệu âm nhạc

https://www.nhackhuc.com


Những điều cần lưu ý khi chọn mua đàn Organ cũ

Có thể vì nhiều do để bạn chọn mua một cây đàn organ cũ như kiện tài chính không cho phép hay để tiết kiệm… thì bài viết dưới đây cũng sẽ giúp các bạn phần nào có thể tự tin để mua một cây đàn organ cũ mà chất lượng còn khá tốt với những đặc điểm để nhận biết sau:

Mua đàn organ cũ điều quan trọng bạn cần kiểm tra phím đàn bởi vì phím đàn thể hiện rõ nhất rằng cây đàn đó có bị sử dụng nhiều hay không. Trước hết, ta cần nhìn màu sắc – độ bóng của phím đàn organ. Thường thì những cây đàn ít sử dụng, phím đàn còn khá mới và còn lớp phủ bóng trên phím, ngược lại những cây sử dụng lâu năm thường phím bị trầy nhiều và có bụi bẩn trên những đường trầy của phím khiến phím đàn ngã vàng.

Điều quan trọng hơn hết vẫn phải xem đó là độ rơ của phím. Ta kiểm tra bằng cách đặt nhẹ tay lên phím đàn và lắc qua lại nhẹ để cảm nhận xem phím có bị rơ hay không. Test độ cảm của phím bằng cách ta lần lượt đánh từng phím đàn từ phím thấp nhất đến phím cao nhất của cây đàn organ. Lần đầu tiên đánh ta đánh nhẹ để nghe  xem phím nó có thể hiện được lực nhẹ của ngón tay hay không, dĩ nhiên khi bạn đánh nhẹ thì tiếng đàn sẽ kêu nhỏ, nếu có trường hợp một phím nào đó kêu to hơn một cách bất thường thì đồng nghĩa phím ấy độ cảm lực bị hỏng. Lần thử thứ hai thì bạn đánh mạnh lên tường phím và cũng lắng nghe tương tự.

Sau khi kiểm tra phím xong ta kiểm tra tiếp độ nhậy của các nút bấm trên đàn. Bạn lần lượt bấm các nút chức năng xem có nút nào không nhận tín hiệu hay không, hoặc trường hợp thứ hai là phải bấm mạnh mới nhận thì cũng không được.

Tiếp đến ta kiểm tra loa bằng cách, chọn một style thật mạnh trong đàn và mở âm lượng lên hết công suất để nghe xem loa có bị rè hay không, đồng thời ta vặn to nhỏ để xem nút chỉnh âm lượng trục trặc gì không.

Kiểm tra màn hình màu sắc có đều không, đối với loại màn hình cảm ứng như những giòng đàn của hãng KORG thì ta cần bấm xem nó còn nhận lệnh tốt không. Đối với organ Yamaha bạn nên để ý xem màn hình có bị nóng không, nó thường gặp ở những giòng S900, Psr3000, nếu trường hợp mở đàn một lúc và cảm nhận màn hình bị nóng lên nhanh thì màn cây đàn đó tuổi thọ sẽ rất ngắn.

Mua đàn organ cũ nên mua loại nào cho phù hợp với đặc thù công việc và học tập?

Nếu bạn mua đàn organ cũ để cho trẻ luyện tập thì tôi khuyên bạn nên mua một cây tầm thấp thôi. Giá giao động từ 3 triệu đổ lại đối với đàn organ cũ, và nếu là đàn mới thì tầm 5 triệu đổ lại chứ bạn không nên những cây cao hơn nữa vì mục đích sử dụng không bắt buộc bạn phải đầu tư nhiều với những tính năng không cần thiết cho việc học tập, tiếp nữa sẽ rất lãng phí nếu ta không dùng được hết những tính năng của nó.
Nếu bạn mua đàn organ để làm nhạc công đi show thì bạn cần lưu ý rằng cây đàn đó có đáp ứng được về những chức năng như:

  • Load style từ bên ngoài vào đàn được không?
  • Có dễ dàng thay đổi Style và Voice hay không?
  • Tiếng trong đàn đó đáp ứng được với những dòng nhạc hiện nay không?
  • Bộ nhớ lưu trữ của đàn ít hay nhiều, có sử dụng trực tiếp được USB hay không?
Nếu bạn là một nhạc công Organ, và khi đi đánh nhạc thường đánh ở những sân khấu chỉ cần một Organ thì bạn phải đầu tư một cây đàn có những chức năng hiện đại và tiện dụng hơn một tí để bạn khỏi vất vả khi diễn show. Còn nếu bạn thường đi cùng band thì bạn có thể sử dụng một cây đàn bình thường thôi, điều quan trọng là có thể chuyển đổi voice được và dĩ nhiên là cây đàn ấy không quá là “thiếu nhi”

Những loại đàn organ thích hợp cho nhạc công như:

Đối với hãng Yamaha như: PSR2100, PSR3000, S700, S710, S750, S900, S910, S950, S670, S770, S970
Đối với hãng Korg như: PA600, PA900, PA3X, PA4X
Đối với Roland như: BK5, BK9, EA7

Dĩ nhiên sau này sẽ có những loại đàn mới khác và có thêm những tính năng khác lợi hại hơn, nhưng với với vị trí là một người nhạc công thì lời khuyên chân thành với các bạn rằng không nên chạy theo công nghệ mà hãy chọn cho mình một cây đàn vừa tầm, vừa túi tiền và đủ đáp ứng công việc biểu diễn âm nhạc của mình là được.

Điểm tiếp theo nếu bạn là một người chuyên phối beat và có ý định sau này sẽ phối beat (nhạc nền) cho bài hát thì đừng ngần ngại mua một cây đàn chuyên nghiệp vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phối nhạc sau này.

Bài viết ngắn không thể nói hết được những vấn đề về chọn đàn. Nếu bạn có thắc mắc hay gặp trở ngại gì khi chọn đàn hãy liên hệ mục tư vấn  nhackhuc.com  luôn sẵn lòng hộ trợ bạn.
 
 


 

Tác giả bài viết: Hạ Thu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây